Lớp 4 là lứa tuổi các em đang trong giai đoạn vừa học vừa chơi. Trong lứa tuổi này các em đang dần làm quen với cách học nhiều hơn, lượng kiến thức cao hơn các cấp khác. Hơn thế nữa giai đoạn này các em vẫn còn khá ham chơi và không tập trung học tập. Chính vì vậy mà để có thể làm gia sư lớp 4 cho các em thì cần phải có được tính kiên nhẫn và phương pháp dạy học tốt mới có thể đảm nhiệm. Nếu các bạn đang muốn thử sức với công việc gia sư cho các em học sinh lớp 4, vậy thì thông qua bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn kinh nghiệm khi làm một gia sư lớp 4
Những khó khăn mà gia sư lớp 4 hay gặp phải
Khó khăn thứ nhất khi bạn làm gia sư đó chính là mức học phí. Thường thì các trung tâm cũng như các bậc phụ huynh thường dựa vào năng lực của bạn để đưa ra mức học phí phù hợp. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm giảng dạy thì mức học phí sẽ thấp và sẽ bị phụ huynh quan sát nhiều hơn. Đa phần các bé lớp 4 vẫn còn tuổi ăn tuổi lớn nên thường ham chơi và rất dễ lơ là học tập. Chính vì vậy mà phụ huynh cũng có yêu cầu cao hơn cho gia sư lớp 4 về sự kiên nhẫn và cách giảng dạy. Chính vì vậy mà ngay từ những buổi đầu gia sư phải thể hiện thật tốt kỹ năng của mình để phụ huynh được an tâm hơn.
Có một số trường hợp do phụ huynh quan sát tạo áp lực mà các gia sư bị tâm lý không vững và dễ gặp trục trặc. Đặc biệt gặp một số trường hợp các em quá quậy phá nhưng phụ huynh lại cưng con không cho la mắng thì điều này lại gây khó khăn lớn hơn cho gia sư. Không chỉ đối với riêng lớp 4 mà hầu hết các gia sư khi dạy đều có thể gặp phải những khó khăn chung này.
Một số kinh nghiệm dạy các em học sinh lớp 4
Để giúp các bạn có thể chinh phục phụ huynh và các em học sinh lớp 4 thành công, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số kinh nghiệm khi làm gia sư như sau:
Tác phong đúng mực
Tác phong nghiêm túc, thái độ đứng đắn là một trong những tiêu chí khi phụ huynh tìm gia sư cho con. Chính vì vậy mà ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên với phụ huynh, các bạn phải ăn mặc nghiêm chỉnh và đi đúng giờ dạy, tạo được cho phụ huynh lòng tin và cái nhìn tốt về bạn. Hãy đưa các giấy tờ, bằng cấp cho phụ huynh xem và trò chuyện để hiểu về học viên mà bạn sẽ dạy để hiểu được tính cách của bé và có các phương pháp dạy phù hợp.
Trò chuyện với bé
Trước khi bắt đầu vào buổi học đầu tiên thì các bạn nên trò chuyện làm quen với bé giống như một người bạn. Như vậy sẽ khiến các bé có thiện cảm hơn với bạn và bạn cũng biết được tính cách bé như thế nào. Hãy thử kiểm tra trình độ học lực của các bé bằng các bài kiểm tra nhưng theo dạng trò chơi để các em không phải áp lực khi làm. Các bạn có thể đưa ra các câu đố chẳng hạn, từ đó các bạn có thể đánh giá được năng lực học của bé như thế nào để có lộ trình giảng dạy phù hợp
Tính kiên nhẫn
Đối với các em còn đang trong lứa tiểu học thì ham chơi và lơ làng học tập là điều khó tránh khỏi. Còn có một số em tăng động hay quậy phá và không tập trung học tập. Điều cần nhất cho gia sư lớp 4 lúc này đó chính là tính kiên nhẫn. Nhẫn nại dạy bảo, nhẫn nại khuyên nhủ, nếu không kiên nhẫn là la mắng các em thì sẽ gây ra những ác cảm cho các em và cả những bậc phụ huynh. Cần biết cách xử lý tình huống sao cho phù hợp với tính cách của từng em. Đừng bắt các em học quá nhiều, xen kẽ giữa học và chơi để các bé có thể hứng thú học tập hơn.
Phương pháp dạy học
Có chuyên môn tốt là một chuyện nhưng bạn có kỹ năng dạy giỏi hay không lại là một chuyện khác. Đối với gia sư lớp 4 bạn sẽ không thể dạy theo kiểu như trên lớp được, các em sẽ rất mau chán và lơ là. Chính vì vậy mà lời khuyên ở đây chính là dạy học tích hợp với hình ảnh minh họa và các trò chơi trí tuệ. Như vậy vừa giúp các em có được hứng thú học tập, vừa giúp các em kích thích não bộ và suy nghĩ nhanh hơn. Phương pháp dạy học tích cực sẽ mang đến cho bạn hiệu quả tốt hơn trong việc giảng dạy học sinh lớp 4.
Gia sư lớp 4 cần lưu ý
Tóm lại, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ gia sư lớp 4, thì các bạn nên chú ý các điều sau:
- Tác phong nghiêm chỉnh, làm việc đúng giờ giấc
- Luôn soạn giáo án, bài giảng cụ thể trước khi dạy
- Luôn đổi mới các phương pháp dạy học tích cực
- Luôn khuyến khích, động viên tinh thần học tập cho bé
- Sắp xếp thời gian giữa học và giải lao hợp lý
- Khi muốn thay đổi buổi học hoặc muốn xin nghĩ một buổi cần thông báo trước với phụ huynh
Như vậy, những điều trên đây đều là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết thông qua những người đi trước. Nếu các bạn muốn thử sức với một vai trò mới hãy tham khảo bài của chúng tôi để có được những kinh nghiệm cho bản thân. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thành công.
Võ Thị Ngọc Linh